Build PC làm nhạc nên chọn những linh kiện gì? TOP 4 cấu hình PC làm nhạc 2023

TÓM TẮT NỘI DUNG

  1. 1. Các linh kiện quan trọng nhất với cấu hình PC làm nhạc
    1. 1.1. Bộ vi xử lý (CPU)
    2. 1.2. Bộ nhớ trong (RAM)
    3. 1.3. Ổ cứng
    4. 1.4. Bo mạch chủ (Mainboard)
    5. 1.5. Card âm thanh (Soundcard/Audio Interface)
  2. 2. Các linh kiện bổ trợ khác
    1. 2.1. Bộ nguồn máy tính (PSU)
    2. 2.2. Card đồ họa (VGA)
    3. 2.3. Vỏ case
  3. 3. TOP các cấu hình PC làm nhạc giá chỉ từ 11 triệu

Chọn cấu hình PC làm nhạc không hề giống hoàn toàn khi chọn cấu hình PC để lập trình hay chơi game bởi một số những yêu cầu đặc thù đến từ phần cứng, phần mềm. Hãy cùng An Phát Computer tìm hiểu mức độ quan trọng của từng linh kiện và tham khảo những cấu hình PC làm nhạc chất lượng nhé!

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 4
Cấu hình PC làm nhạc sẽ có những tiêu chí lựa chọn linh kiện khác biệt hơn các mục đích khác

Để build một chiếc PC có cấu hình dành cho việc sản xuất âm thanh nói chung và làm nhạc nói riêng trên thực tế sẽ có phần phức tạp hơn build PC cho các mục đích khác. Bạn không chỉ phải biết các phần cứng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của PC như thế nào mà còn phải kiểm tra & đảm bảo khả năng tương thích với những thiết bị ngoại vi, giao diện và các tùy chọn phần mềm trạm âm thanh số – Digital Audio Workstation (DAW). Đó là lý do tại sao để có được một cấu hình PC làm nhạc chúng ta phải build được một bộ máy tính có khả năng xử lý hiệu quả các tác vụ âm thanh chuyên biệt.

 

1. Các linh kiện quan trọng nhất với cấu hình PC làm nhạc

1.1. Bộ vi xử lý (CPU)

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 5
Một CPU đa nhân sẽ là sự lựa chọn tốt cho cấu hình PC làm nhạc

 

Trong việc sản xuất hay làm nhạc thì CPU có thể coi là đầu não chỉ huy & thực hiện hầu như tất cả các công đoạn xử lý. Một chiếc CPU mạnh đương nhiên sẽ là một sự lựa chọn tối ưu nhất bởi các phần mềm làm nhạc phổ biến như FL Studio, Cubase, Avid Pro Tools hay Adobe Audition đều yêu cầu một CPU đa nhân (multicore). Tuy nhiên, cái “mạnh” của CPU lại là phần khác biệt nhất của một chiếc PC làm nhạc so với PC gaming, PC đồ họa hay PC lập trình. Vậy “CPU mạnh” cụ thể ở đây là như thế nào?

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 3
Các sóng âm thanh là dạng thông tin có tính một chiều

 

Điều đầu tiên, chúng ta cần phải nhớ rằng CPU có các thông số chính là số nhân, số luồng, mức xung nhịp, bộ nhớ đệm, điện năng tiêu thụ. Các thông số chính này sẽ là những yếu tố quyết định đến sức mạnh của CPU.

Điều thứ hai, các loại âm thanh nói chung trong đó có âm nhạc qua các phần mềm chỉnh sửa âm nhạc đều hiển thị ở dạng sóng âm thanh. Nó là một dạng thông tin có tính một chiều. Mỗi một kênh sẽ là một sóng âm thanh. Chẳng hạn như âm thanh số mono sẽ chỉ có hoặc một kênh trái hoặc phải, âm thanh số stereo gồm cả kênh trái & phải sẽ có 2 sóng âm thanh) và có thể nhiều hơn với các loại âm thanh đa chiều, cao cấp.

Như vậy, muốn tận dụng được hiệu năng tất cả các nhân CPU để xử lý các đoạn âm thanh số thì các đoạn âm thanh này phải được phân bổ tới các nhân khác nhau, ngoài ra sẽ có 2 cách:

  • Cách 1: Cho nhân đang “rảnh” thực hiện tiếp theo thực hiện công đoạn tiếp theo trong cùng đoạn âm thanh của một nhân khác đang xử lý.
  • Cách 2: Cho nhân đang rảnh thực hiện xử lý một đoạn âm thanh số khác.

Thực tế, trong thuật toán của các plugin hiệu ứng thường sử dụng phần âm thanh số liền trước để xử lý phần âm thanh số hiện thời (có thể kể đến như delay, reverb hay các plugin saturation). Vậy nên khả năng tận dụng được hiệu năng đa nhân đến từ CPU của các plug in này có thể bị hạn chế kha khá.

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 6
Quy trình xử lý âm thanh trên CPU

 

Đối với các chương trình làm nhạc DAW, các thành phần trên mixer (bao gồm các plugin) sẽ được phân bổ đồng đều cho các nhân CPU. Còn các plugin sẽ tận dụng hiệu năng đơn nhân của CPU nhiều nhất có thể. Đặc biệt, đối với các dạng nhạc cụ ảo sẽ lại tận dụng hiệu năng đa nhân nhưng không đồng đều. Mỗi một loại nhạc cụ sẽ đòi hỏi một mức cấu hình riêng để chạy được.

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 7
Các CPU mạnh đến từ AMD hay Intel sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho PC làm nhạc

 

Vậy nên hãy tùy vào mục đích sử dụng và file âm thanh làm việc mà chọn loại “CPU mạnh” phù hợp với mình:

Nếu bạn thường xuyên làm việc trên một project có nhiều track nhưng ít plug in, hãy ưu tiên chọn cho mình một CPU càng nhiều nhân càng tốt (chẳng hạn như Intel Core i5-12600K – 10 nhân 16 luồng, AMD Ryzen 9 5900X – 12 nhân 24 luồng).

Nếu bạn thường xuyên làm việc với project có ít track nhưng nhiều plugin, hãy ưu tiên chọn một CPU hiệu năng đơn nhân – tức mức xung nhịp càng cao càng tốt (chẳng hạn như Intel Core i7-12700K – Xung nhịp có thể lên tới trên 5 GHz nếu được ép xung đúng cách, hay AMD Ryzen 7 5800X – Xung nhịp lên tới 4.7 GHz)

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 8
Nếu có điều kiện hãy chọn cho mình những CPU mạnh nhất trên thị trường

 

Nếu như bạn có điều kiện, hãy chọn các CPU cao cấp hơn vừa có nhiều nhân nhiều luồng, vừa có xung nhịp cao để có thể cân được hết các thể loại project âm thanh nặng nhẹ khác nhau (chẳng hạn như Intel Core i9-12900KS – 16 nhân 24 luồng xung nhịp 5.5 GHz, AMD Ryzen 9 5950X – 16 nhân 32 luồng xung nhịp 4.9 GHz)

Tóm lại, với cấu hình PC làm nhạc nên có một chiếc CPU ít nhất 6 nhân 12 luồng và mức xung nhịp tối đa khoảng 4GHz trở lên là đã khá ổn.

 

 

1.2. Bộ nhớ trong (RAM)

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 9
RAM là bộ nhớ tạm thời giúp hệ thống truy cập dữ liệu nhanh hơn

 

RAM đóng vai trò như một bộ nhớ lưu trữ tạm thời khi hệ thống chạy các chương trình khác nhau. Ứng dụng càng nặng thì sẽ càng chiếm nhiều RAM và ngược lại. Nếu RAM bị đầy hoặc gần đầy thì việc chạy thêm các ứng dụng sẽ trở nên khó khăn hơn bởi lúc này hệ thống sẽ bị tình trạng giật, lag hoặc thậm chí không chạy được bởi lúc này hệ thống sẽ phải sử dụng tới sức mạnh của các ổ cứng. Tuy nhiên tốc độ của ổ cứng cho dù là HDD hay SSD thì cũng không thể nhanh được bằng tốc độ của RAM nên việc gặp các sự cố như đã nêu là không thể tránh khỏi.

Đối với cấu hình PC làm nhạc, RAM là một linh kiện rất quan trọng đóng góp nhiều vào sức mạnh xử lý dữ liệu âm thanh. Có 2 chỉ số mà chúng ta cần lưu ý khi chọn RAM đó là dung lượngđộ trễ.

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 10
Càng nhiều RAM thì máy tính của bạn sẽ chạy được nhiều các layer âm thanh

 

Các loại nhạc cụ ảo đều sẽ chiếm một lượng RAM để lưu trữ các mẫu âm thanh để có thể sử dụng/chơi được ngay khi cần, đồng thời cũng tránh tình trạng giật lag. Như đã nói ở phần trên, mỗi một loại nhạc cụ ảo lại yêu cầu một cấu hình cụ thể để có thể chạy được, trong đó bao gồm cả lượng RAM yêu cầu tối thiểu. Nếu như bạn sử dụng nhiều loại nhạc cụ ảo cho project thì chắc chắn bạn phải cần một lượng RAM lớn để có thể cáng đáng được hết. Hầu hết các phần mềm làm nhạc đều yêu cầu mức RAM tối thiểu là 8GB nhưng để sử dụng được lâu dài thì bạn nên cân nhắc 16GB RAM hoặc nhiều hơn để phục vụ cho các dự án âm nhạc từ nhỏ đến lớn.

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 11
Tiếng ồn không mong muốn do độ trễ RAM quá cao chắc chắn sẽ làm bạn khó chịu

 

Về độ trễ của RAM (CAS Latency hay còn gọi tắt là CL), có thể đơn giản hiểu là số xung nhịp thanh RAM cần phải trải qua để phản hồi lại tín hiệu đến từ CPU và có thể được quy đổi ra thời gian. Thời gian càng ngắn thì độ trễ càng thấp và lúc đó xung nhịp (tức tốc độ của RAM) càng cao. Từ đó, áp dụng vào trong việc làm nhạc ta có thể suy ra rằng nếu độ trễ của RAM thấp, xung nhịp cao thì các âm thanh số sẽ được truy cập nhanh hơn và ngược lại. Trong một số tình huống thực tế, khi preview các đoạn âm thanh ta có thể nghe thấy những tiếng tách tách hay bụp bụp, hoặc âm thanh bị giật cục nhẹ thì đó có thể là những biểu hiện của việc RAM có độ trễ cao và lúc này bạn nên nâng cấp cho mình một (hoặc nhiều) thanh RAM tốt hơn.

 

 

 

 

1.3. Ổ cứng

Ở trên chúng ta đã thấy một cấu hình PC làm nhạc thì CPU khỏe, RAM to thì tất nhiên là ổ cứng cũng phải thuộc loại nhanh rồi. Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình rồi. Đúng vậy, ổ cứng đang được nói đến chính là SSD bởi tốc độ nhanh chóng cùng khả năng hoạt động ổn định và êm ái của nó.

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 12
Các ổ dĩa SSD sẽ hoạt động nhanh & êm ái hơn ổ cứng HDD truyền thống

 

Có một điều cần lưu ý khi chọn ổ SSD cho một dàn PC làm nhạc. Đó là SSD có 2 loại: SSD SATA (ổ 2.5 hoặc ổ M.2 SATA) và SSD NVMe. SSD SATA sử dụng giao tiếp SATA giống như các ổ cứng HDD, SSD NVMe sử dụng giao tiếp qua cổng PCIe Express. Mặc dù tốc độ của SSD SATA không nhanh bằng SSD M.2 MVMe nhưng lại ổn định hơn khi xét đến độ trễ tức thời. Vì vậy khả năng bị các hiện tượng giật cục khi thiết lập buffer ngắn sẽ ít gặp hơn trên các ổ SSD SATA hơn là ổ SSD NVMe.

SSD cũng sẽ tốt cho cho các pagefile (hay còn gọi là swap file) trong trường hợp Windows thiếu RAM – hay còn có thể hiểu là RAM ảo. Mặc dù tốc độ không được nhanh như RAM “thật” nhưng chí ít vẫn sẽ có tốc độ “tạm chấp nhận được” hơn là HDD.

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 13
Ổ cứng có dung lượng từ 500GB sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi lưu trữ

 

Bạn cũng nên quan tâm tới dung lượng ổ cứng nữa. Cấu hình PC làm nhạc đòi hỏi một dung lượng ổ cứng lớn để bạn có thể lưu trữ các file tài nguyên, âm thanh, video, các phần mềm hỗ trợ… Vì vậy mức dung lượng tối thiểu mà bạn nên lựa chọn là 500GB trở lên nếu như bạn chỉ lắp 1 ổ cứng trong máy. Trong trường hợp lắp từ 2 ổ cứng trở nên bạn có thể cân nhắc lắp 1 cứng SSD 256GB và 1 ổ HDD dung lượng lớn từ 1TB trở lên để có thể thoải mái lưu trữ, backup các dữ liệu khi cần (hoặc bạn có thể lắp nhiều ổ SSD & HDD hơn nếu muốn).

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 14
Hãy lắp thêm một ổ HDD để lưu trữ các sản phẩm, file backup dự phòng nếu có điều kiện

 

Tại sao lại nên có ít nhất 1 ổ HDD nếu máy của bạn lắp nhiều ổ? Vì bản thân HDD là ổ cứng dạng vật lý lưu trữ trên các phiến đĩa cơ học nên sẽ có tuổi thọ cao hơn các ổ cứng SSD sử dụng chip nhớ có số lần đọc/ghi dữ liệu nhất định. Sở hữu thêm 1 ổ HDD dung lượng lớn đồng nghĩa với bạn sẽ an tâm hơn cho dữ liệu được lưu trữ lâu dài với mức giá rẻ hơn SSD (nhưng tốc độ chậm hơn) so với cùng dung lượng.

 

 

 

 

1.4. Bo mạch chủ (Mainboard)

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 15
Mainboard là nơi kết nối các linh kiện trong bộ máy PC và các thiết bị ngoại vi

 

Mainboard chính là nơi kết nối các linh kiện chính trong máy tính, đồng thời cũng là bộ phận chứa các cổng giao tiếp đa dạng giúp PC của bạn có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi khác. Việc lựa chọn mainboard cho cấu hình PC làm nhạc chúng ta sẽ cần quan tâm đến những điều sau:

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 16
Hãy tận dụng công nghệ Dual Channel trên mainboard của bạn

Hỗ trợ Dual Channel: đây là công nghệ giúp tốc độ truyền tải dữ liệu của CPU và RAM tăng lên gấp đôi so với kiểu Single Channel của các bo mạch chủ đời cũ. Có thể hiểu đơn giản như sau: với cùng một tổng dung lượng là RAM 16GB, một máy PC chỉ cắm 1 thanh RAM 16GB so với một máy PC cắm 2 thanh RAM 8GB (cùng loại, cùng xung) thì tốc độ truyền dữ liệu từ CPU đến RAM của máy cắm 2 thanh sẽ nhanh gấp đôi so với máy chỉ cắm 1 thanh. Vì thế với công nghệ Dual Channel khi cắm 2 hoặc 4 thanh RAM có dung lượng lớn sẽ giúp máy của bạn càng khỏe, xử lý đa nhiệm tốt hơn không lo tình trạng giật hay crash.

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 17
Hãy chú ý đến số lượng các cổng giao tiếp trên mainboard so với nhu cầu sử dụng của bạn

 

Các cổng giao tiếp: một chiếc PC làm nhạc thường phải kết nối với khá nhiều các thiết bị bên ngoài như bộ giao tiếp âm thanh (audio interface), soundcard, loa hoặc tai nghe thẩm âm, keyboard, ổ cứng gắn ngoài, mic… vì vậy hãy tính toán các thiết bị mình dùng để từ đó tính ra số lượng cổng cần thiết để chọn được các mainboard có đủ cổng để kết nối các thiết bị đó.

Hỗ trợ socket: Hãy chú ý xem CPU mình đang sử dụng là loại socket nào và kiểm tra xem loại mainboard bạn định chọn có hỗ trợ loại socket đó hay không. Ví dụ như CPU Intel Core i5-12600 có socket LGA 1700 có thể gắn được trên các loại mainboard như B660, H610 hay Z690.

 

 

 

 

1.5. Card âm thanh (Soundcard/Audio Interface)

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 18
Soundcard/Audio Interface sẽ giúp bạn xử lý âm thanh chuyên nghiệp hơn

 

Đây là một thành phần hầu như không thể thiếu trong các dàn máy PC làm nhạc từ bán chuyên cho đến chuyên nghiệp. Các loại mainboard có tích hợp sẵn các soundcard tuy nhiên những soundcard này chỉ xử lý được số lượng ít các định dạng âm thanh và chất lượng âm thanh ở mức thường kèm độ nhiễu cao. Vì vậy dù bạn là một Music Producer mới vào nghề hay lâu năm thì nhu cầu về chất lượng âm thanh chắc chắn sẽ phải khắt khe hơn nhu cầu của những người dùng phổ thông và một chiếc card âm thanh sẽ giúp bạn đáp ứng những nhu cầu đó. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chọn một chiếc soundcard cho bạn:

Số lượng cổng Input/Output/Preamp: Nếu bạn thu âm từ nhiều nhạc cụ cùng một lúc, bạn sẽ cần càng nhiều cổng input hơn. Nếu bạn sử dụng cùng các thiết bị phòng thu khác gồm các Outbound Gear khác (Compressor, EQ, Outboard Effect,..) hãy đảm bảo rằng bạn đủ cả 2 loại cổng Input & Output ở mức độ Live-Level. Ngoài ra bạn có nhu cầu sử dụng các cổng âm thanh số S/PDIF, ADAT hay MIDI cũng cần chú ý xem trên soundcard có các cổng này không.

 

2907 build pc lam nhac nen chon linh kien gi 19
Hãy chú ý đến các loại cổng kết nối trên soundcard của bạn

 

Loại kết nối với PC: có hai loại phổ biến là kết nối qua USB và Thunderbolt. Đối với cổng USB có các loại như USB 2.0, 3.0 thì đây là loại kết nối phổ biến hầu như máy PC nào cũng có thể kết nối được. Với cổng Thunderbolt thì đây là loại kết nối mới nhất có tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với USB (gấp 8 lần với Thunderbolt 3) và độ trễ cũng thấp hơn so với cổng USB. Nếu mainboard của bạn có hỗ trợ Thunderbolt hay đừng ngần ngại chọn ngay soundcard có kết nối này.

Chất lượng âm thanh: Đầu tiên hãy chú ý đến Noise Floor càng thấp sẽ càng cho tiếng ồn ít hơn và Sample Rate/Bit Depth tối đa hỗ trợ càng cao sẽ cho tiếng được trong hơn. Tiếp đó là bộ Preamp, hãy chọn những bộ Preamp có dải động rộng để ghi lại các âm thanh có tiếng động được lớn, trong hơn mà không bị clipping.

 

2. Các linh kiện bổ trợ khác

2.1. Bộ nguồn máy tính (PSU)

2207 cau hinh pc danh cho lap trinh vien 19
Hãy chọn những bộ nguồn từ các hãng sản xuất tên tuổi

 

Là bộ phận có vai trò cấp điện cho toàn hệ thống hoạt động, bộ nguồn của bạn chọn nên là bộ nguồn đến từ các hãng danh tiếng trên thị trường như Seasonic, FSP, Cooler Master, Corsair… Những hãng này chuyên sản xuất những sản phẩm nguồn máy tính với những linh kiện tốt & bền sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định và bảo vệ máy tính của bạn trong những sự cố về điện đột ngột.

 

2207 cau hinh pc danh cho lap trinh vien 20
Bảng tính mức công suất thực của từng chuẩn 80plus

 

Bạn cũng nên chú ý tới chuẩn 80plus của bộ nguồn. Đây chính là nhân tố quyết định xem bộ nguồn đó có công suất thực là bao nhiêu W để cấp cho dàn máy tính của bạn so với công suất ghi trên nguồn. Trong hình trên là phân loại các chuẩn 80plus bao gồm từ Standard tới Platinum. Đối với người dùng cá nhân thông thường thì chỉ cần chuẩn Bronze, Silver hoặc Gold là đã quá đủ dùng và giá thành của các loại này cũng phải chăng hơn so với hạng Platinum.

 

2207 cau hinh pc danh cho lap trinh vien 21
Một bộ nguồn khoảng 500-550W là đủ nếu như bạn không sử dụng card đồ họa mạnh

 

Nếu không sử dụng card màn hình hoặc có sử dụng các loại card màn hình không nguồn phụ thì bạn sẽ cần cho mình một bộ nguồn có công suất khoảng 500-550W – đủ để sử dụng lâu dài trong trường hợp nâng cấp CPU hoặc card màn hình tầm trung trở xuống. Còn nếu như bạn có ý định sử dụng các loại card màn hình cao cấp thì bạn nên xem trước từ hãng sản xuất card xem yêu cầu bộ nguồn bao nhiêu. Thường thì với những mẫu card cao cấp nhất như RTX 3090Ti hay RX 6900XT sẽ yêu cầu bộ nguồn lên tới 900-1000W.

 

 

 

 

2.2. Card đồ họa (VGA)

Đây là linh kiện sẽ tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu như bạn chỉ sản xuất âm nhạc đơn thuần thì việc có hay không có VGA thực sự cũng không quá quan trọng bởi vai trò chính của card đồ họa là xử lý hình ảnh. Các plugin hiện nay đều có thể chạy tốt với các loại đồ họa tích hợp (GPU) trên các CPU của cả Intel và AMD như Intel Iris Xe Graphics, Intel UHD, AMD Radeon… Chỉ có một số ít plugin hiệu ứng reverb được xử lý bằng nhân CUDA trên các loại card đồ họa NVIDIA và OpenCL như Impulsive reverb, hoặc reverb trong Acustica. Nếu như bạn định sử dụng những plugin này hãy cân nhắc cho mình một chiếc card đồ họa nhưng chỉ cần vừa đủ để phục vụ những tính năng này là đủ.

 

2207 cau hinh pc danh cho lap trinh vien 22
Các loại card Quadro rất được ưa chuộng cho mục đích làm việc chuyên nghiệp

 

Đối với những bạn muốn làm thêm các công việc về thiết kế đồ họa, dựng video, vẽ 3D có thể lựa chọn dòng card Quadro của NVIDIA. Đây là dòng sản phẩm chuyên dụng để dựng phim, làm hình ảnh chuyên nghiệp. Một số sản phẩm được ưa chuộng với giá thành phải chăng là Leadtek NVIDIA T600, Leadtek NVIDIA T1000 hay cao cấp hơn là RTX A4000.

 

2207 cau hinh pc danh cho lap trinh vien 23
Các loại card màn hình chơi game thuộc dòng GTX, RTX hay Radeon sẽ giúp bạn trải nghiệm game tốt nhất

 

Đối với những bạn muốn giải trí chơi game thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn với các dòng card Geforce đến từ NVIDIA và Radeon đến từ AMD trải dài từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. Nếu như bạn không quá dư dả bạn có thể chọn những loại card từ 5 triệu trở xuống tiêu biểu như GTX 1660Ti, GTX 1650, RX 560… là đã đủ để chiến các game ở mức setting medium hoặc high. Nếu ngân sách của bạn thoải mái, hãy nhắm tới những sản phẩm cao cấp hơn như RTX 3070Ti, RTX 3080, RX 6800XT… để có những trải nghiệm game tuyệt vời với mức setting cao nhất.

 

 

 

 

2.3. Vỏ case

Vỏ case là thành phần có lẽ ít quan trọng nhất trong việc lựa chọn cấu hình PC làm nhạc. Nó đơn giản chỉ là nơi sắp xếp các linh kiện bên trong và hầu hết những người làm nhạc bán chuyên hay chuyên nghiệp đều sẽ có các thiết bị ngoại vi khác sử dụng trên bàn làm việc nên diện tích để dành cho một chiếc case hầu như sẽ không có. Nếu có thì đối với 1 số chiếc case hầm hố, quạt gió thổi mạnh từ case đôi khi cũng sẽ ảnh hưởng tới âm thanh nếu bạn sử dụng đến loa ngoài để thẩm âm. Vậy nên vị trí đặt case đối với những người làm nhạc thường sẽ để ở dưới gầm hoặc cạnh bàn để tránh bị ảnh hưởng.

 

2207 cau hinh pc danh cho lap trinh vien 24
Vỏ case Mini ITX sẽ đem lại góc làm việc tối giản, gọn gàng

 

Đối với những bạn không quá cầu kỳ về ngoại hình có thể chọn cho mình những loại vỏ case rẻ chỉ cần có không gian đủ để lắp vừa main, tản nhiệt hay card màn hình (nếu có) là đã quá đủ.

Đối với những bạn cần không gian “sạch, gọn”, tối giản thì những chiếc vỏ case Mini-ITX sẽ rất phù hợp bởi kích thước nhỏ gọn, có thể đặt được trên bàn làm việc nếu như bàn có đủ diện tích.

 

2207 cau hinh pc danh cho lap trinh vien 25
Vỏ case mid tower đẹp mắt và sẽ có nhiều không gian để sắp xếp linh kiện dễ dàng

 

Đối với những bạn thích sự hầm hố, nổi bật thì những vỏ case mid tower trở lên cùng hệ thống quạt tản nhiệt rgb là những sự lựa chọn tuyệt vời. Ưu thế của loại vỏ case này còn nằm ở không gian diện tích rộng rãi nên bạn có thể thoải mái lựa chọn những linh kiện lắp đặt không lo vướng víu. Không gian rộng cũng giúp cho luồng không khí lưu thông bên trong dễ dàng hơn và tản nhiệt hiệu quả hơn.

 

 

Trên đây là những điều cần lưu ý khi chọn cấu hình PC làm nhạc. Nếu bạn muốn tự mình build những cấu hình PC làm nhạc phù hợp nhất hãy click tại đây để lựa chọn những linh kiện ưng ý nhất cho dàn PC của mình.

 

3. TOP các cấu hình PC làm nhạc giá chỉ từ 11 triệu

Nếu như bạn đọc đến đây và vẫn băn khoăn chưa chọn được những linh kiện phù hợp với bản thân thì đừng lo, An Phát Computer sẽ gợi ý cho bạn những cấu hình PC làm nhạc để bạn tham khảo từ đó đưa ra những quyết định tốt nhất nhé.

 

 

 

3.1. Cấu hình PC làm nhạc 11 triệu – PCAP Producer Entry

 

2704 cuhnhpclmnhc11triu

 

Cấu hình máy:

  • Mainboard MSI B560M PRO-E
  • Intel Core i5-10400F (12M Cache, 2.90 GHz up to 4.30 GHz, 6C12T, Socket 1200, Comet Lake-S)
  • Ram Adata Spectrix D41 RGB 16GB (2x8GB) DDR4 3200Mhz 
  • VGA Yeston GT 730-4GB 4HDMI
  • Ổ cứng SSD Kingston NV2 500GB PCIe 4.0 x4 NVMe M.2 (SNV2S/500G)
  • Nguồn máy tính AIGO Bronze GB550 – 550w
  • Vỏ case XIGMATEK XA-22 (ATX) EN47567

Ưu điểm: CPU & RAM đáp ứng ở mức vừa đủ. Có VGA 4 cổng HDMI xuất được nhiều màn hình cùng lúc.

Nhược điểm: Không có HDD. Vỏ case không có tính thẩm mỹ cao.

 

 

 

 

3.2. Cấu hình PC làm nhạc 13 triệu – PCAP Producer Indie

 

2704 cuhnhpclmnhc13triu

Cấu hình máy:

  • Mainboard ASUS TUF GAMING B450M-PRO II
  • CPU AMD Ryzen 5 4500 3.6 GHz (4.1 GHz with boost) / 11MB cache / 6 cores 12 threads / socket AM4 / 65 W)
  • VGA Colorful GeForce GTX1050Ti 4G-V
  • Ram Adata Spectrix D41 RGB 16GB (2x8GB) DDR4 3200Mhz (AX4U32008G16A-DT41)
  • Ổ cứng SSD Kingston NV2 500GB PCIe 4.0 x4 NVMe M.2 (SNV2S/500G)
  • Ổ cứng HDD Seagate Barracuda 1TB 64MB cache
  • Nguồn máy tính AIGO Bronze GB650 – 650w (80 Plus Bronze)
  • Vỏ case KENOO ESPORT AF300

Ưu điểm: CPU & RAM đáp ứng mức vừa đủ. Có thể sử dụng để chơi game ở mức trung bình hoặc dựng video. Có HDD lưu trữ dữ liệu.

Nhược điểm: CPU AMD có thể không tương thích tốt với một số phần mềm chuyên dụng.

 

 

 

3.3. Cấu hình PC làm nhạc trên 50 triệu – PCAP Producer Pro

 

2704 cuhnhpclmnhc50triu

Cấu hình máy:

  • Mainboard Asus TUF Gaming Z690-PLUS DDR5
  • CPU Intel Core i9-12900 (30M Cache, up to 5.10 GHz, 16C24T, Socket 1700)
  • Ram Corsair VENGEANCE RGB 64GB (2x32GB) DDR5 bus 5600MHz Black (CMH64GX5M2B5600C36)
  • 2 x Ổ cứng SSD Kingston KC3000 512GB NVMe PCIe Gen 4.0 (KC3000S/512G)
  • VGA MSI RTX 4070 VENTUS 3X 12GB OC
  • Nguồn máy tính Corsair RM750e 750w 80 Plus Gold – Full Modul (CP-9020248-NA)
  • Vỏ case NZXT H7 Flow BK/BK CM-H71FB-01 (Mid Tower / Màu Đen)
  • Tản Nhiệt Nước CPU Deepcool LT720 Black High – Perfotmance (3 fan 12cm)

Ưu điểm: CPU siêu khỏe, RAM dung lượng cưc nhiều. VGA thế hệ mới mang lại hiệu năng chơi game và làm đồ họa tốt.

Nhược điểm: Nguồn vừa đủ dùng. Chưa có ổ HDD.

 

 

 

 

3.4. Cấu hình PC làm nhạc trên 90 triệu – PCAP Producer Superstar

 

2704 cuhnhpclmnhc90triu

Cấu hình máy:

  • Mainboard Gigabyte Z790 AORUS ELITE AX​ DDR5 (Wifi+Bluetooth)
  • CPU Intel Core I9 13900K (36MB Cache, up to 5.80 GHz, 24C32T, socket 1700)
  • RAM Corsair DOMINATOR PLATINUM RGB 64GB (2x32GB) DDR5 5600MHz Black (CMT64GX5M2B5600C40)
  • Ổ cứng Seagate Barracuda 2TB 256MB cache (ST2000DM008)
  • 2 x Ổ cứng SSD Samsung 980 PRO 1TB M.2 NVMe PCIe Gen4.0 x4 MZ-V8P1T0BW
  • VGA Gigabyte RTX 4070 Ti Aero OC 12GB (N407TAERO OC -12GD)
  • Nguồn Máy Tính Asus TUF Gaming 1000W Gold ( Pci Gen 5.0 – Full Modular)
  • Vỏ Case NZXT H9 Elite All White (Mid Tower / Màu Trắng) CM-H91EW-01
  • Tản nhiệt nước CPU NZXT Kraken X73 RGB White – 360mm (RL-KRX73-RW)

Ưu điểm: CPU có hiệu năng mạnh nhất ở thời điểm hiện tại. VGA RTX 4000 series thế hệ mới. Tone màu trắng thẩm mỹ.

Nhược điểm: Không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *