Giải mã các thông số kĩ thuật trên Mainboard

TÓM TẮT NỘI DUNG

                2. CPU Socket

    1. Socket PGA
    2. Socket LGA
    3. Socket BGA
    4. Socket ZIF
  1. 3.Chipset 
  2. 4.Khe cắm RAM

  3. 5.Cổng kết nối mở rộng, khe PCI-e
  4. 6.Cổng kết nối Back Panel
  5. 7. Cổng kết nối Internal
  6. 8.Ổ cứng hỗ trợ
  7. 9.Kết nối mạng
  8. KẾT LUẬN

 1. Kích thước

Giải mã thông số kĩ thuật trên Mainboard

Để Build được 1 bộ PC hay có thể tự thay thế linh kiện cho chiếc máy tính của mình thì hiểu được các thông số Mainboard là vô cùng cần thiết. Nếu bộ nguồn PSU là trái tim, bộ xử lý trung tâm CPU là não bộ thì Mainboard được coi là khung xương của một chiếc máy tính. Mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một chiếc máy tính, nó là bộ phận giúp các linh kiện liên kết lại với nhau thành một thể thống nhất. RAM, CPU, VGA,…..mọi thứ đều cần phải liên kết với Mainboard thì mới có thể hoạt động được. Hiểu được tầm quan trọng của Mainboard là thế, nhưng để chọn được một chiếc Mainboard tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng không phải là một điều dễ dàng.

Vì vậy, ANPHAT PC xin gửi tới bạn đọc bài viết về ý nghĩa của những thông số Mainboard mà bạn cần biết. Mong bạn đọc qua bài viết này sẽ trang bị thêm các kiến thức và chọn lựa được cho mình một chiếc Mainboard phù hợp.

1. Kích thước

Kích thước là thông số Mainboard đầu tiên mà ANPHAT sẽ đề cập tới trong bài viết này. Đơn giản là vì đây là thống số có sự khác biệt về ngoại hình rõ rệt, dễ dàng để phân biệt.

Form Factor của Mainboard được chia thành 2 chuẩn chính: ATX và BTX. Thông số kĩ thuật này quy định về kích thước, cách bố trí các khe kết nối, mức độ tương thích giữa các cổng,….

Trên thị trường ngày nay. Mainboard ATX vẫn là chuẩn thông dụng và được sử dụng rộng rãi nhất hiện tại.Form Factor ATX có kích thước chuẩn là 12 x 9,6 inch (30,5 x 24,4 cm).

Một Mainboard ATX sẽ được trang bị đầy đủ các khe cắm cần thiết và có thêm từ 2 – 4 khe cắm PICe để nâng cấp card đồ họa, 4 khe cắm RAM chuẩn DIMM hỗ trợ chạy kênh đôi. Ngoài ra, chuẩn ATX thường cũng thêm nhiều khe cắm mở rộng cho Card màn hình, Card âm thanh, cổng SATA, các bộ adapter khác…

Mainboard ATX cũng có nhiều phiên bản mở rộng khác để phù hợp với nhiều loại máy hơn như:

  • EATX ( Extended ATX) : 12 x 13 in (304 x 330 mm)
  • Micro-ATX: 9.6 × 9.6 in (244 × 244 mm)

0211 Thong so mainboard10

Hiện đại hơn một chút, thì chúng ta sẽ có Mainboard chuẩn BTX. Loại bo mạch chủ này được các game thủ hay nhân viên thiết kế đồ họa có nhu cầu sử dụng với cường độ cao rất ưa chuộng. Điểm cải tiến hơn của BTX đó chính là thiết kế quạ gió nằm ngang làm tăng hiệu quả tản nhiệt, cải thiện rõ rệt hiệu suất máy tính.

Kích thước cơ bản của BTX là 10.5 × 12.8 in (266.70 × 325.12 mm), ngoài ra cũng có nhiều phiên bản khác để phù hợp với các dòng máy:

  • Micro-BTX (uBTX): 10.5 × 10.4 in (266.70 × 264.16 mm)
  • Nano-BTX: 10.5 × 8.8 in (266.70 × 223.52 mm)
  • Pico-BTX: 10.5 × 8.0 in (266.70 × 203.20 mm)

0211 Thong so mainboard3

Ngoài ATX và BTX của Intel, năm 2007, AMD cũng đã tham gia vào thị trường bo mạch chủ với chuẩn Mainboard mới là DTX có kích thước  8 × 9,6 in (203 × 244 mm). Phiên bản Mini-DTX kích thước 8 × 6,7 inch (203 × 170 mm) là phiên bản nhỏ của DTX, dùng để lắp vào DTX nhằm tăng khe cắm.

Vẫn còn một loại chuẩn Mainboard nữa đó là ITX. Trước đây ANPHAT cũng đã có bài viết phân tích về loại bo mạch chủ này:

Nhìn chung, các Form Factor thế hệ mới thường được kế thừa và cải tiến từ chuẩn ATX để cải thiện hiệu suất làm việc và để phù hợp với nhu cầu của người dùng hơn.

 

 

2. CPU Socket

CPU Socket là bộ phận để liên kết giữ bộ xử lý trung tâm (CPU) và bo mạch chủ (Mainboard). Nhờ CPU Socket mà CPU có thể tháo khỏi Mainboard để thay thế hoặc bảo trì một cách dễ dàng. Thông số Mainboard về CPU Socket cho biết loại CPU mà bo mạch chủ tương thích. Socket của CPU và Mainboard phải đồng bộ thì máy tính mới có thể hoạt động được.Hiện nay, có bốn loại socket CPU được lưu hành rộng rãi và sử dụng nhiều hiện nay là LGA, PGA, BGA và ZIF. Mỗi loại sẽ có cơ chế để lắp CPU khác nhau, mỗi loại đều sẽ có điểm mạnh riêng.

Socket PGA

  • PGA (Pin Grid Array) là dòng socket có kiểu dáng hình vuông đặc trưng, kết nối với CPU thông qua hệ thống lỗ chân cắm sẵn có trên socket. Mỗi CPU tương thích socket PGA cũng được thiết kế chân cắm để kết nối với ổ cắm trên PGA một cách dễ dàng nhất.

Socket LGA

  • Điểm đặc trưng của socket LGA (Land Grid Array) là dòng sản phẩm này thường được nhà sản xuất tích hợp trực tiếp vào mainboard. Nhờ được gắn thẳng vào bo mạch chủ, socket LGA có độ bền tốt hơn so với socket PGA.

Socket BGA

  • Sự khác biệt của socket BGA (Ball Grid Array) nằm ở việc đây là một phiên bản khác của socket PGA, tuy nhiên phần chân cắm và ổ cắm của BGA được hàn vào socket để hạn chế trường hợp hư hại các chân cắm riêng lẻ, từ đó giảm thiểu tình trạng hư hại hoặc ngăn ngừa biến dạng CPU khi sử dụng.

Socket ZIF

  • Socket ZIF (Zero Insertion Force) là một bản nâng cấp khác của dòng socket PGA, được xây dựng để tích hợp thêm chân nối trên CPU. Khi sử dụng socket ZIF, bạn chỉ cần đặt CPU một cách nhẹ nhàng lên socket rồi khóa lại thông qua cơ chế thanh đòn bẩy.

0211 Thong so mainboard2

Các Socket của CPU Intel khá đa dạng nhưng thường các CPU đời mới sẽ không tương thích được với Mainboard đời cũ khiến người dùng sẽ phải nâng cấp cả 2. Ví dụ về Socket của CPU Intel: LGA775, LGA1200,….

Về phần của AMD thì lại khá linh động, các CPU đời mới thường vẫn có thể tương thích với Socket của Mainboard đời cũ hơn. Các socket CPU của AMD Ryzen series bao gồm socket AM3 và AM4.

3.Chipset 

Chipset là một nhóm các mạch tích hợp được thiết kế để làm việc cùng nhau và đi cùng nhau như một sản phẩm đơn. Trong máy tính, từ Chipset thường dùng để nói đến các chip đặc biệt trên bo mạch chủ hoặc trên các card mở rộng. Nó là trung tâm giao tiếp, truyền tải các dữ liệu giữa các phần cứng với nhau, bao gồm chipset cầu bắc và chipset cầu nam.

0211 Thong so mainboard

Chipset quyết định 3 thứ: sự tương thích của các phần cứng, các tùy chọn mở rộng và khả năng ép xung (OC). Có rất nhiều các loại Chipset, bạn đọc cần chú ý tới thông số Mainboard này để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhé !

 

4.Khe cắm RAM

Số khe cắm RAM bằng với số lượng thanh RAM có thể lắp vào máy tính. Bạn có thể chọn sử dụng các kênh Single RAM, Dual RAM,Triple Channel hay Quad Channel bằng cách lắp thêm các thanh RAM lên Mainboard.

Mỗi Bo mạch chủ lại có khe cắm RAM có kích thước, chân cắm khác nhau phụ thuộc vào loại BUS RAM mầ nó hỗ trợ. Vì vậy khi thay RAM hay nâng cấp RAM hãy chú ý vào thông số Mainboard hỗ trợ để chọn đúng loại RAM nhé.

0211 Thong so mainboard1


5.Cổng kết nối mở rộng, khe PCI-e

Thông số Mainboard này là số lượng các cổng kết nối và loại mà nó hỗ trợ. Tùy thuộc vào kích thước mà các loại Mainboard được trang bị số lượng khe kết nối mở rộng khác nhau. Các loại Mainboard ngày nay thường sẽ được trang bị cổng kết nối PCI-e với tốc độ và băng thông vượt trội hơn rất nhiều so với các thế hệ trước.

Có bốn chuẩn PCIe là 1.0, 2.0, 3.0 và 4.0, ngoài ra phiên bản mới nhất là 5.0 cũng đã ra mắt nhưng chưa được sử dụng phổ biến. Nó là nền tảng cho công nghệ Thunderbolt thường được dùng trên các thiết bị ngoại vi.

Cổng PCIe được tạo ra để thay thế cho các chuẩn kết nối cũ hơn như AGP hoặc PCI nhằm tăng tốc độ băng thông, tăng tốc độ truyền tải dữ liệu. Ngoài ra ta còn có một phiên bản xịn hơn có tên gọi là ePCIe (External PCI Express), vì là phiên bản đặc biệt nên nó ít được xuất hiện trên những chiếc mainboard thông thường.

Kích thước cổng PCI-E và các làn có thể sẽ không giống nhau do chuẩn PCI-E có thể đáp ứng số lượng không giới hạn về các kết nối riêng lẻ, nhưng vẫn sẽ có những giới hạn thực tế về thông lượng của các Chipset

0211 Thong so mainboard11

Khe kết nối mở rộng cho phép người dùng gắn thêm Card màn hình, Card âm thanh, Card mạng,…để mở rộng thêm các tính năng cho máy tính.

6.Cổng kết nối Back Panel

Thông số Mainboard ở phần này cho biết số lượng các cổng kết nối ở phần lưng của Case.

 

Các cổng kết nối cơ bản mà mọi chiếc Mainboard cần phải có:

  • Cổng USB
  • Cổng VGA
  • Cổng HDMI
  • Cổng kết nối dây mạng (RJ45)
  • Cổng Audio (Jack 3.5)
  • Cổng màu hồng (Micro) kết nối micro.
  • Cổng màu xanh lá (Line out) phát tín hiệu ra thiết bị khuếch đại âm thanh như loa.
  • Cổng màu xanh dương (Line in) nhận tín hiệu vào máy tính để xử lý.

Ngoài ra những những Mainboard đời cũ sẽ có thêm cổng kết nối để sử dụng với các thiết bị cũ hơn như :

  • Cổng PS/2 (PlayStation 2)
  • Cổng Parallel
  • Cổng Serial

Nói riêng về cổng USB cũng đã được chia thành nhiều loại với tốc độ kết nối,truyền tải khác nhau như USB type A, USB type C, USB type C,..Thế hệ càng mới, tốc độ kết nối của nó càng cao.

7. Cổng kết nối Internal

 

Nếu ở trên là kết nối tại Back Panel, thì Cổng kết nối Internal sẽ là nơi kết nối với Front Panel.

 

  • Fan and Cooling related: Cung cấp nguồn điện cho hệ thống quạt và tản nhiệt
  • Power related: Cung cấp nguồn điện cho main
  • USB: Các cổng kết nối USB
  • Miscellaneous: Các cổng kết nối khác

8.Ổ cứng hỗ trợ

Từ thông số kĩ thuật này này bạn có thể tìm mua được ổ cứng phù hợp nhất với chiếc máy tính của mình.

Hiện nay, chuẩn kết nối M2 đang chiếm đa số trong các bộ nhớ SSD đời mới. Tất cả các linh kiện sử dụng khe cắm M.2 đều quy chuẩn chiều dài nhất định.

  • M.2 2230: cao 22 mm x dài 30 mm.
  • M.2 2242: cao 22 mm x dài 42 mm.
  • M.2 2260: cao 22 mm x dài 60 mm.
  • M.2 2280: cao 22 mm x dài 80 mm
  • M.2 2210: cao 22 mm x dài 110 mm

0211 Thong so mainboard5

Tiếp tới về các loại chân cắm của M2 cũng cần được chú ý để chọn mua linh kiện một cách chính xác. Trên thị trường có chủ yếu là 3 loại chính:

  • B Key: Có 6 chân (pins) và nằm ở phía bên phải.
  • M Key: Có 5 chân (pins) cách một khoảng trống và nằm ở phía bên trái.
  • B + M Key: Có 2 khoảng trống, với 5 chân ở bên trái và 6 chân ở bên phải.

0211 Thong so mainboard6

 

Bên cạnh đó, các thông số của Mainboard về kết nối SATA cho biết khả năng truyền tải dữ liệu của nó. Kết nối SATA thông dụng nhất thời điểm hiện tại là SATA3 với tốc độ truyền tải trung bình (theo lý thuyết) là 6GB/s, với các dữ liệu đã được mã hóa cho tốc độ nhanh hơn từ 8 – 10GB/s, với dữ liệu chưa được mã hóa trên thực tế thường là 4,8 GB/s. Ngoài ra thì vẫn có những thế hệ thấp hơn là SATA1.0 và SATA2.0 có tốc độ truyền tải lần lượt là 1.5 GB/s, 3.0 GB/s .

 

9.Kết nối mạng

 

*Kết nối Ethernet

Mỗi Mainboard lại có thông số kĩ thuật về Chip kết nối Ethernet khác nhau thể hiện khả năng kết kết nối mạng với tốc độ đường truyền khác nhau.

*Wifi

Để phục vụ nhà ở hiện đại, không tiện đi dây LAN thì các hãng sản xuất đang tích hợp Card Wifi sẵn vào Mainboard cho phép người dùng có thể sử dụng kết nối mạng không dây cho chiếc PC của mình.


0211 Thong so mainboard4

Nhờ việc này, không cần dây LAN lằng nhằng, chiếc PC của bạn vẫn có thể truy cập internet một cách dễ dàng. Với những Mainboard được trang bị Card wifi thế hệ mới thì tốc độ và độ ổn định cũng không thua kém gì so với cắm dây LAN cả.

Các mainboard này chủ yếu nhắm đến đối tượng người dùng chơi game, những người cần kết nối không dây dẫn và đang được rất nhiều người ưa chuộng ở thời điểm hiện tại nhờ sự tiện dụng của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *