Như chúng ta đã biết, Laptop có rất nhiều loại và phù hợp theo nhu cầu của từng công việc cụ thể, và màn hình Laptop cũng vậy, cũng có rất nhiều loại và phân ra theo nhiều chức năng khác nhau. Và màn hình thì có bao nhiêu loại,cấu tạo và chức năng sử dụng ra sao thì cùng An Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây
1. Màn hình LCD:
Đây là 1 trong những loại màn hình phổ biến nhất trên hầu hết các mẫu Laptop. LCD (Liquid Crystal Display) hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng cấu tạo bởi các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng kết hợp với bộ phân cực ánh sáng và đèn nền để phản xạ tạo ra ánh sáng đơn sắc hoặc đa sắc.
Màn hình LCD sử dụng rất nhiều dạng tấm nền khác nhau, và trong đó có 3 loại đang được nhiều người biết đến và thường xuyên có mặt trên các mẫu Laptop hiện nay
– Tấm nền TN (Twisted Nematic): là loại màn hình phổ biến nhất trên các dòng Laptop phổ thông do giá thành sản xuất thấp, tuy nhiên thời gian phản hồi cực thấp và độ bền cao.
Nhược điểm của tấm nền TN là khả năng tái tạo màu, độ tương phản và góc nhìn cực thấp, vì vậy khi nhìn vào tấm nền chúng ta sẽ có cảm giác màu sắc hơi bị nhợt nhạt và khó chịu
– Tấm nền VA (Vertical Alignment): là loại màn hình ít thấy trên Laptop,tấm nền VA cho khả năng tái tạo màu tốt và góc nhìn rộng hơn với tấm nền TN nhưng bù lại tốc độ phản hồi khá chậm. Hiện nay tấm nền VA có 1 biến thể khác là WVA (wide view angle) thường thấy trên các mẫu Laptop Dell gần đây. Ưu điểm của tấm nền WVA cho góc nhìn rộng (tương đương với IPS) và khả năng tái tạo màu, độ tương phản đạt ngưỡng xấp xỉ với màn hình IPS
– Tấm nền IPS (In Plane Switching): là tấm nền phổ biến nhất hiện nay trên hầu hết các mẫu Laptop trung và cao cấp nhờ chất lượng hình ảnh, độ tương phản và góc nhìn cực cao. Tuy nhiên giá thành sản xuất cũng khá cao nên giá thành chung của các dòng Laptop sử dụng tấm nền IPS cũng cao, chưa kể những mẫu màn hình đạt chuẩn 100% sRGB thì lại càng cao
Tuy nhiều ưu điểm là vậy nhưng nhược điểm cố hữu của màn hình LCD là hiện tượng hở sáng (hay còn gọi là hiện tượng phát quang trên màn hình LCD) thường xuất hiện trên các tấm nền IPS. Lỗi này khó chịu nhất khi làm việc trên nền đen, còn các nền khác không ảnh hưởng quá nhiều.
Hiện nay các nhà sản xuất tấm nền IPS lớn trên thế giới là LG cũng đã nghiên cứu và cho ra mắt công nghệ IPS-Black, đây là công nghệ sẽ giảm mức ảnh hưởng của việc hở sáng đến mức tối đa và cho khả năng hiển thị màu đen sâu hơn 35% so với các màn IPS thông thường
2. Màn hình LED:
Công nghệ màn hình LED chắc chúng ta sẽ biết nhiều đến màn hình máy tính (PC) hơn, đặc biệt là các màn hình có kích cỡ từ 22” trở xuống của Dell. HP …
Đây là dạng màn hình sử dụng ánh sáng phát ra từ các dải LED với các Đi-ốt phát sáng 3 màn cơ bản (R-G-B) để hiển thị hình ảnh
Màn hình LED cho khả năng hiển thị màu tốt hơn, độ tương phản tốt hơn và hạn chế được tình trạng hở sáng mà màn LCD thường xuyên bị
Biến thể của màn hình LED có rất nhiều dạng, từ AMOLED, Super AMOLED … và OLED là cái tên được nhắc đến tại bài viết này khi hiện nay công nghệ màn hình OLED dang được áp dụng trên rất nhiều mẫu Laptop hiện nay.
– Tấm nền OLED (Organic Light Emiiting Dioded) là công nghệ màn hình có cấu tạo bao gồm các diode hữu cơ
phát sáng chủ động mà không cần đèn nền (Backlit)
Điểm khác biệt của tấm nền OLED là sử dụng các tấm phim mỏng tự phát sáng thay vì sử dụng bóng đền LED như trên phiên bản đầu.
Tấm nền OLED sẽ cho hình ảnh và độ sắc nét, độ tương phản và độ sâu màu cao nhất trên các dòng Laptop hiện nay và cũng không có hiện tượng hở sáng như trên các tấm nền màn hình LCD
Tuy nhiên nhược điểm cố hữu của OLED là do các di-ốt quát sáng với cường độ cao và liên tục trong thời gian dài nên sẽ gây hiện tưởng burn-in (lưu ảnh) và chi phí sản xuất cho OLED cũng là lớn nhất nên chi phí đầu ra cho các Laptop sử dụng màn hình OLED cũng là khá cao